Nhà khung thép, sàn nhà thép tiền chế hiện đang được thị trường ưa chuộng và lựa chọn rất nhiều. Vậy loại sàn nào phổ biến và phù hợp nhất cho nhà thép tiền chế? Hãy cùng CUNMAC tìm hiểu nhé!
1. Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế (tên tiếng Anh là Pre-Engineered Buildings) còn được biết đến là nhà lắp ghép khung thép – khung sắt hay ngắn gọn là nhà tiền chế. Đây là loại nhà được lắp ghép bằng các vật liệu nhẹ như gỗ, gạch AAC, bê tông nhẹ với khung thép nhẹ theo bản thiết kế mà vẫn đảm bảo các chi tiết cấu tạo của một ngôi nhà bình thường như trần, tường, mái, sàn, cột.
Mẫu nhà thép tiền chế cấp 4
Nhà thép tiền chế hiện đang được nhiều người ưa chuộng bởi đặc tính thi công nhanh chóng, tiết kiệm hơn so với xây dựng nhà theo lối truyền thống.
Với ưu điểm nổi bật mang tính linh hoạt, có thể thay tháo dỡ, thay đổi vị trí hay các bộ phận nhanh chóng, Sàn nhà thép tiền chế được áp dụng hầu hết vào các công trình công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp hay kể cả các công trình công cộng, công trình văn hoá.
Để xây dựng được một ngôi nhà lắp ghép vững chắc cần nhiều yếu tố, trong đó phần sàn nhà là một trong những hạng mục đóng vai trò quan trọng.
2. So sánh các loại Sàn nhà thép tiền chế thường được sử dụng:
2.1 Sàn bê tông nhẹ EPS
Bê tông EPS là vật liệu xây dựng thuộc phân khúc bê tông nhẹ. Hỗn hợp bê tông EPS sản xuất từ xi măng, cát, hạt xốp EPS và phụ gia cần thiết khác. Cũng có nhiều tên gọi khác đối với bê tông EPS như: bê tông hạt xốp, bê tông xốp, bê tông nhẹ bọt xốp…
Tấm sàn bê tông nhẹ EPS là sản phẩm kết hợp giữa bê tông EPS và cốt thép gia cường, thường được sử dụng trong thi công sàn bê tông nhẹ. Hiện nay kích thước tấm bê tông nhẹ EPS thường sản xuất theo tiêu chuẩn của từng nhà sản xuất. Kích thước phổ biến thường thấy là 2000x500mm, độ dày linh hoạt từ 70mm, 100mm đến 150mm có thể ứng dụng được làm sàn, sàn gác lửng.
Tấm bê tông nhẹ EPS
Ưu điểm:
- Trọng lượng nhẹ: Với trọng lượng khoảng 800-850 kg/m3, nhẹ hơn 1/2 khối lượng gạch đỏ truyền thống và bằng 1/3 khối lượng của bê tông. Điều này giúp hạn chế trọng tải tĩnh lên kết cấu móng. Từ đó có thể tiết kiệm một khoản chi phí về kết cấu móng và xây thô.
- Thi công nhanh: Tiến độ thi công có thể gấp 4-5 lần so với các vật liệu truyền thống vì có thể khoan, đóng đinh… thậm chí thêm cốt thép vào tấm bê tông.
- Khả năng chịu lực tốt: Có kết cấu đặc được làm nhẹ bởi những hạt xốp EPS và kẹp bên ngoài là 2 tấm xi măng sợi nên khả năng chịu lực uốn và lực nén rất tốt.
- Tiết kiệm chi phí vật tư và nhân công: do bề mặt tấm đã phẳng mịn nên chỉ cần bả và sơn trực tiếp mà không cần tô trát.
- Khả năng cách nhiệt, cách âm, chống nước, chống cháy và thân thiện với môi trường, an toàn với người sử dụng.
Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc di chuyển tấm nếu mặt bằng công trình nhỏ hẹp.
- Có thể xảy ra tình trạng nứt mối nối nếu không được xử lý đúng cách.
2.2 Sàn bằng tấm Cemboard
Tấm Cemboard còn được biết đến với các tên gọi như: tấm xi măng Cemboard, tấm bê tông nhẹ, tấm 3D xi măng hay tấm đúc sàn giả. Thành phần chủ yếu là xi măng chiếm khoảng 70%, cát mịn, sợi dăm gỗ hoặc sợi xenlulo và một số hợp chất vô cơ khác.
Hiện nay, đa số các nhà sản xuất trên thị trường đều cho kích thước tấm Cemboard chuẩn là 1220 x 2440mm và độ dày độ dày sẽ dao động từ khoảng 3.5mm đến 20mm, chia làm hai loại tấm mỏng (3.5 – 12mm) thường dùng làm vách ngăn hoặc trần và tấm dày (trên 12mm) dùng làm tấm lót sàn.
Tấm cemboard lót sàn
Ưu điểm:
- Độ bền cao và khả năng chịu lực tốt: Với sự kết hợp sợi xenlulo dẻo dai và sự rắn chắc của xi măng đã tạo nên một tổng thể vô cùng hoàn hảo, chúng có độ bền và khả năng chịu lực cực tốt, có thể tải trọng lên đến 500kg/m2.
- Linh hoạt trong thi công: Tấm cemboard có quy cách tiêu chuẩn là 1.2m x 2.4m, có thể ứng dụng và linh hoạt trong nhiều hạng mục công trình khác nhau.
- Thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí: Có thể tiết kiệm đến 50% thời gian thi công so với các vật liệu khác, tổng trọng lượng công trình giảm, kéo theo giảm giá trị đầu tư vào công trình.
- Khả năng cách nhiệt, cách âm, chống nước, chống cháy và an toàn với người sử dụng.
Nhược điểm:
- Kích thước khá lớn, có thể gây khó khăn khi vận chuyển.
- Khe nối giữa các tấm có thể bị nứt nếu không xử lý đúng cách.
- Bề mặt còn thô nên cần phải ốp gạch, sơn phủ để hoàn thiện bề mặt trước khi đưa vào sử dụng.
2.3 Sàn Deck
Sàn deck (còn được gọi là sàn decking, sàn liên hợp) là tấm sàn tôn thép (thép đen hoặc thép mạ kẽm) được liên kết trên hệ dầm kết cấu thép bởi các đinh hàn, có tác dụng thay thế cốp pha sàn và kết hợp cùng chịu lực với sàn bê tông cốt thép, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công hơn sàn bê tông cốt thép thông thường.
Thi công sàn deck
Sàn deck có cấu tạo từ 4 phần chính gồm tấm tôn sàn deck, đinh chống sắt, lưới thép sàn và bê tông. Tấm tôn sàn deck được cán thành từng tấm với các sóng cao 50mm – 75mm, chiều dày thường từ 0,75mm đến 1,5mm.
Tôn sàn deck
Xem thêm: Máy cán tôn sàn deck – tấm sàn kết cấu
- Có độ bền cao, chịu được trọng tải lớn nhờ tấm tôn dày với hệ lưới thép cố định bên trong lớn bê tông.
- Thi công nhanh chóng, không cần sử dụng cốp pha, đẩy nhanh hoàn thiện công trình.
- Không bị nứt bề mặt do các tấm sàn deck có chiều dài lớn, được liên kết với dầm thép bằng đinh hàn chống cắt hoặc vít sàn chịu lực chồng gối lên nhau.
- Thi công nhiều tầng sàn cùng lúc và không phải dùng đến cột chống là ưu điểm vượt trội so với các loại sàn khác.
Nhược điểm:
- Kích thước hình học mặt cắt ngang tấm sàn deck bị hạn chế, không đa dạng biên dạng lựa chọn.
- Với mặt bằng sàn có độ chéo lớn hoặc kết cấu dầm lên xuống phức tạp thì tấm tôn sàn deck cần phải cắt bỏ nhiều, điều này vừa bất tiện lại vừa lãng phí.
Xem thêm: Biện pháp thi công sàn deck
Nhìn chung, các loại sàn trong thi công Sàn nhà thép tiền chế có những ưu điểm và nhược điểm riêng, khách hàng nên lựa chọn loại sàn nhà tiền chế phù hợp với yêu cầu của dự án và cân nhắc các yếu tố khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất cho ngôi nhà của mình.
3/ Máy cán tôn sàn deck CUNMAC
CUNMAC có các loại máy cán tôn sàn deck để khách hàng lựa chọn:
Máy cán tôn sàn B-Deck CUNMAC
Hoạt động của máy cán sàn B-Deck:
Máy cán tôn sàn deck – tấm sàn kết cấu CUNMAC
4/ Giới thiệu CUNMAC Vietnam
CUNMAC là doanh nghiệp có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế và chế tạo các loại máy cán kim loại. Các khách hàng và đối tác luôn đánh giá cao CUNMAC về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ. Chúng tôi luôn nỗ lực học hỏi, phát triển không ngừng để có thể đem đến nhiều sản phẩm tốt hơn. Các chủ xưởng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm hay chế độ bảo hành, dịch vụ của chúng tôi. CUNMAC sẽ đồng hành với khách hàng trong việc tư vấn sản phẩm cũng như trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm một cách tận tình nhất.
Nhà máy CUNMAC Vietnam
Các chủ xưởng nếu có thắc mắc về các dòng sản phẩm máy cán tôn sàn deck của chúng tôi thì có thể tham khảo các sản phẩm tại đây hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline/Zalo 0981 402 902 để được nhân viên hỗ trợ tư vấn sớm nhất!