Icon

Hướng dẫn thi công trần thạch cao thả, trần chìm, vách ngăn

Rate this post

Thi công trần thạch cao là công việc đòi hỏi kĩ thuật và kinh nghiệm cao, tuy nhiên chỉ cần Anh Em thầu thợ cũng như bạn đọc nắm rõ quy cách và quy trình thi công cơ bản thi việc lắp đặt trần vách thạch cao không hề khó.

Trần thạch cao có mấy loại

Trước khi đi vào chủ đề chính là cách thi công trần thạch cao, Dangphuc Gypsum sẽ giới thiệu qua có mấy loại trần thạch cao cơ bản và vách thạch cao.

Trần thạch cao có 2 loại trần chính là Trần chìm, Trần thả, được kết hợp với những chi tiết, vật liệu được kết hợp với nhau tạo thành những khối hình dạng theo mong muốn của khách hàng.

A. Trần chìm – Trần thạch cao hệ khung xương chìm

  1. Khung xương thạch cao: gồm 3 vật liệu chính là U gai, U xương cá, V góc.
  2. Ty treo khung xương gồm ty ren và ty tròn treo trần tuy vào đặc tính và yêu cầu
  3. Tấm thạch cao là tấm phẳng có độ đanh không võng và độ dẻo được làm từ thạch cao, do đó có thể tạo hình rất đa dạng và có đặc tính khô ráo, cùng với đó có rất nhiều ưu điểm khi thi công loại trần này. tất nhiên đi kèm sẽ có một số nhược điểm mà quý khách hàng cần lưu ý. Chung tôi sẽ làm rõ ở mục dưới.
  4. Sơn bả matit là phần hoàn thiện cuối cùng. Cũng chính là công đoạn thẩm mỹ quan trọng nhất để bạn sở hữu một diện mạo hoàn toàn mới.

B. Trần thả – Hệ trần khung xương nổi

Trần khung xương nổi, hay còn gọi là trần thả có cấu tạo khung xương chuyên dụng và tấm thạch cao 600×600 mm. cũng giống như hệ khung xương chìm gồm thanh xương chính, xương phụ, V sơn viền tường, và tấm 600×600 mm hoặc 600×1200 mm.

Đối với hệ trần thả việc thi công trần thạch cao thả nổi này rất tiết kiếm chi phí, thi công nhanh và đơn giản, ngoài ra chống nóng, cách âm chống cháy cũng là ưu điểm chung của hệ trần thạch cao nói chúng và trần thả nói riêng

Những lưu ý trước khi thi công trần thạch cao

Gia chủ cũng như Anh Em thợ thầu thạch cao nên lưu ý trước khi thi công phải đảm bảo về ảnh hưởng của môi trường ( mưa, ẩm, dột ). Đảm bảo môi trường và vật tư thạch cao luôn khô ráo.

Cần xem xét kĩ về hệ thống điện, điều hoà, bản vẽ trước khi thi công, định hình hệ thống trần xem có vướng mắc gì trước khi thi công trần thạch cao.

Chỉ thi công sau khi tường đã được tô trát đảm bảo chất lượng cong trình và quy trình thi công không bị ảnh hưởng. Trường hợp yêu cầu tiến độ cần thi công trước thì mới bắt buộc thi công.

Nếu có vách thạch cao ( tường thạch cao hoặc vách thạch cao ốp tưởng ) tuỳ vào thực trạng đễ cân nhắc nên thi công trần thạch cao trước hay vách thạch cao. Thông thường thì thi công vách trước sẽ hiệu quả và nhanh hơn.

Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm

Để thi công [trần thạch cao] cần lưu ý những vật tư thi công không thể thiếu cho hệ trần thạch cao chìm bao gồm.

A. Vật tư thạch cao

  1. Vật tư thi công trần thạch cao khu vực miền Nam
  2. Khung xương chính và phụ ( U gai )
  3. Tấm thạch cao
  4. V góc
  5. Ty treo hoặc sử dụng v góc
  6. Vít tự khoan, đinh, băng keo lưới
  7. Tender, Take sắt Ø8 mm
  8. Đồ nghề thi công thạch cao
  9. Vật tư thạch cao khu vực miền Bắc
  10. Xương Cá ( xương chính)
  11. U gai ( xương phụ)
  12. V góc
  13. Tấm thạch cao
  14. Đạn nở, Ecu, long đen
  15. Ty ren Ø6 hoặc Ø8 mm
  16. Tender, vít, đinh

B. Hướng dẫn thi công đối với trần chìm đóng phẳng cơ bản

  1. Áp dung cho hệ Trần chìm thanh chính dùng Xương Cá và thanh chính dùng U Gai .Xác định cốt trần trần thạch cao bằng máy cân cốt mặt phẳng laser, sau đó đóng V góc vào tường, vách. lưu ý cốt trần N+10 mm.

hướng dẫn thi công trần thạch cao

kiểm tra độ cao trần

  1. Quy cách xương chính là 800 mm, áp tường 600 mm. Thông thường sẽ đo tổng khoảng cái chiều dài hoặc chiều rộng sau đó chia cho số nguyên là số thanh chính. Ví dụ: chiều rộng hoặc dài 3 ,5 m chia 4 = 87.5 cm, chia 5 => 5 thanh xương chính ( áp tường 60 cm, khoảng cách xương chính 80 cm) hoặc có thể đi xương 70 cm. đói với khu vực miền nam

Đối với khu vực miền Bắc xương chính áp tường là 40 cm. quy cách 80×40 cm

cấu tạo xương trần chìm

cấu tạo khung xương trần chìm

Kết cấu khung xương thạch cao hệ trần chìm

  1. Đánh dấu vị trí treo ty sau khi tính toán khoảng cách và khoảng lỗ đặt nở đạn, take hoặc sử dụng đạn nổ.
  2. Liên kết Ty ren, ty treo vào Take, đạn nổ, nở đạn. ( sử dụng tender hoặc treo trực tiếp vào thanh chính ( việc treo trực tiếp vào thanh chính cần đảm bảo tay nghệ, kinh nghiệm )

hướng dẫn thi công trần thạch cao

  1. Gắn Thanh chính lên ty treo chịu lực và thanh phụ lên thanh chính bằng khoá liên kết, Vít tự khoan hoặc gắn trực tiếp u gai vào thanh xương cá chịu lực.
  2. Tinh chỉnh cốt trần trần phẳng 99 % là ok và cố định thanh xương phụ với V góc viền tường.
  3. Bắn tấm thạch cao lên hệ khung xương định sẵn và bố trí các mối nối thạch cao sao cho xen kẽ nhau.
  4. Sử lý mỗi nối bằng băng keo lưới và bột sử lý mối nối chuyên dụng.

Lưu ý: Cần chú ý thiết kế, vị trí đèn để đảm bảo tránh phát sinh như cắt xương sẽ làm yếu kết cấu của trần cũng như mất thời gian, chi phí.

Hướng dẫn thi công [trần thạch cao thả 60×60]

cấu tạo trần thả

Trần thạch cao thả cũng giống như trần chìm, chỉ khác biệt là trần thả xử dụng khung xương sơn tĩnh điện sẵ thông thường màu trắng. và các tấm trang trí được sơn sẵn hoặc in hoa văn, phủ nhựa PVC hoặc trần nhựa với quy cách 60×60 cm ( 600×600 mm) và 60×120 cm (600×1200 mm).

Quy trình thi công trần thạch cao thả nổi

  1. Xác định độ cao và vị trí lên khung xương đầu tiên. định vị V sơn viền tường và ty treo thanh chính.
  2. Lắp đặt xương chính và phụ liên kết với nhau bằng mắt cát liên kết của thanh xương trần thả.
  3. cát bỏ đầu ngàm T 1.2 m và gác (kê) lên V sơn viền tường hàng đầu tiên.
  4. căn chỉnh khung xương vuông góc với nhau, và côt trần phẳng trường hợp Tường nhà hoặc vách bị cong vênh cần chú ý cắt bỏ thêm bớt sao cho thanh xương chính thằng hàng 99% là ngon.
  5. Thả tấm lên khung xương định sẵn.

Nguồn: Sưu tầm

GIỚI THIỆU CUNMAC VIỆT NAM

CUNMAC Việt Nam là doanh nghiệp có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo các loại máy cán kim loại, phục vụ cho ngành thép, ngành xây dựng và công nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Các sản phẩm của CUNMAC bao gồm:

Tất cả sản phẩm đều do CUNMAC thiết kế và sản xuất tại nhà máy Bình Dương, đáp ứng tiêu chuẩn cao và được tin dùng bới các khách hàng từ các quốc gia như Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Cambodia…

Các phụ kiện chúng tôi sử dụng đều được chế tạo từ thép hợp kim bằng máy CNC chính xác. Các thiết bị điện và thủy lực có nguồn gốc từ các thương hiệu uy tín hàng đầu  như: Siemens, Schneider, OMRON, Hitachi, Yuken…

Yêu cầu báo giá

Dựa trên nguồn lực hiện có về đội ngũ kỹ sư, nhà xưởng và máy móc chuyên dùng, CUNMAC cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm đạt chất lượng ổn định và dịch vụ khách hàng chu đáo, hỗ trợ kỹ thuật 24/7, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm trong thời gian dài.

CUNMAC đồng hành với khách hàng trong việc tư vấn sản phẩm cũng như xuyên suốt quá trình sử dụng.

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI:

Nhà máy: 331, Đường Liên Huyện, Phường An Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Hotline: 0981 402 902 (Zalo/Whatsapp/Viber )

Email: cs@cunmac.com

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
betoffice
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x